Thu âm A Day in the Life

Giai điệu chính

Ngày 19 tháng 2 năm 1967, The Beatles tại phòng thu số 2 của Abbey Road trong buổi thu âm ca khúc có tên "In the Life of..."[11]. Có 4 đoạn nhạc mẫu được ghi, trong đó John Lennon chơi guitar acoustic và hát, Paul McCartney chơi piano, George Harrison với maraca còn Ringo Starr chơi bongo[10]. Theo Geoff Emerick, Lennon và McCartney thực tế đã chuẩn bị rất kỹ cho ca khúc này, vậy nên vai trò của Harrison không quá quan trọng[10]. John cũng là người đếm nhịp "one, two, three, four" cũng như nói "sugarplum fairy, sugarplum fairy"[12][13].

Ngày hôm sau, bốn bản thâu được thực hiện trên cùng một tông chuẩn và được ghi dưới dạng băng từ[14] để sau này tạo nên các bản thu thứ 5, 6 và 7 – những bản thu được chỉnh âm rất khác biệt[11]. Kể từ bản thu thứ 6, bản thu mà ban nhạc cho là hoàn hảo nhất với giọng của John, luôn luôn kèm các tiếng vọng, thì phần bass của Paul và trống của Ringo cũng bắt đầu được thâu kèm[11].

Công việc trở lại vào ngày 3 tháng 2 sau khi The Beatles có những đánh giá đầu tiên về bản thu của họ. Cho rằng phần trống và bass còn nghèo nàn, Paul và Ringo tiến hành thu âm lại bằng việc xóa đi những công việc trước đó. Ringo tìm ra một cách chơi khác hiệu quả hơn khi dùng kick làm nhạc cụ giữ nhịp. George Martin nhớ lại: "Đó là ý tưởng của cậu ấy. Anh ấy có một cảm nhận rất lạ về ca khúc này và anh ấy đã giúp chúng tôi có một nhịp rất chuẩn ngay từ đầu."[11] Các lần ghi đè bắt đầu và phần hát của McCartney được thu âm lại nhiều lần[11].

Dàn nhạc

Khi The Beatles bắt đầu việc thu âm, họ không hề nghĩ tới việc hoàn thiện 24 nhịp nối của 2 phần. Trong những buổi thu đầu tiên, đoạn này chỉ bao gồm một đoạn piano với giọng đếm nhịp của Mal Evans. Âm vọng cũng được cho kèm với giọng của Evans vì ban nhạc rất thích sử dụng nó[11][12]. Tiếng chuông đồng hồ báo hiệu kết thúc của đoạn chuyển 24 nhịp này và bắt đầu phần vào của dàn nhạc. Đáng lẽ ban nhạc đã nghĩ tới việc tăng hiệu ứng chỉnh âm trong đoạn này, song vì nó lại rất hợp với giọng mở đầu của Paul "woke up, fell out of bed..." nên họ quyết định giữ lại như bản thu gốc[11].

"Khi bắt đầu đoạn nhạc này trong phòng thu, tôi đã đề nghị Mal nói to giọng để đếm nhịp trong quãng 24 nhịp đó. Mọi người hỏi tôi định nhét thứ gì vào đoạn đó. Tôi nói rằng tôi chưa có ý tưởng gì cả, vậy nên cứ "Một, tong, tong, tong, hai, tong, tong, tong,..." Ai cũng có thể nghe thấy những tiếng đếm này của anh ấy trong đĩa nhạc. Tới nhịp thứ 24, chính Mal là người bấm chiếc chuông báo thức. Bước tiếp theo là hoàn thiện khoảng trống kia. Khi thu âm, mọi người đã chèn với tiếng đếm của Mal những tiếng vọng kéo dài tới tận nhịp thứ 24. Tôi có thu âm song song các chuỗi hợp âm piano rải theo giọng của anh ấy", Paul McCartney nhớ lại[8].
Đoạn trích của "A Day in the Life", trong đó có sự xuất hiện của dàn nhạc, kế tiếp là đoạn thứ hai của Lennon

Trục trặc khi nghe tập tin âm thanh này? Xem hướng dẫn.

Ngày 10 tháng 2, một dàn nhạc gồm 40 nhạc công, chủ yếu là thành viên của Dàn nhạc Hoàng gia và Dàn nhạc thành phố London, cùng nghệ sĩ kèn trumpet David Mason và nghệ sĩ kèn cor Alan Civil, cùng tới phòng thu Abbey Road[11]. Paul McCartney yêu cầu các nghệ sĩ chơi các nhạc cụ của mình từ nốt thấp nhất lên tới nốt cao nhất, với tốc độ mà anh mong muốn trong suốt 24 nhịp không ngừng.

Để làm hài lòng các nghệ sĩ nhạc cổ điển và mong muốn họ có được tinh thần phù hợp nhất, The Beatles đã có một ý tưởng điên rồ. Họ biến phòng thu số 1 của Abbey Road thành một nơi tổ chức tiệc mời các người bạn của họ trong "Swinging London" và gợi ý họ đeo những chiếc mũi hề, tai giả, mũi chóp cao và nhiều phụ kiện giải trí khác.[10]

Nhằm có được bản thu của dàn nhạc hợp với mong muốn của The Beatles, và nhất là có thể ghi đè 4 lần thu âm, tương đương với một dàn nhạc 160 người, các kỹ thuật viên của Abbey Road buộc phải tìm ra các phương pháp đặc biệt. George Martin đã đề nghị với Ken Townsend cho chạy song song 2 máy thu 4-băng, một công việc mà họ chưa từng thực hiện[14]. Townsend đã tìm ra một giải pháp bằng cách đồng bộ chúng với một máy giúp họ có thể dễ dàng nhận được tín hiệu: họ thu âm theo tần số 50 Hz trên chiếc máy thứ nhất, sau đó gửi những tín hiệu đó về chiếc thứ hai để đồng bộ, sau đó tăng tần số của máy ampli cho tới khi máy đo độ rung của chiếc máy thu thứ hai hoạt động. Townsend giải thích: "Như mọi lần khác, một ý tưởng hoàn toàn có thể áp dụng được, hoặc không. Lần này thì có. Suốt cả quá trình, chúng tôi đã ghi âm The Beatles trên một máy, và dàn nhạc trên một máy khác, sau đó lại làm lại cho tới khi chúng tôi có trong tay 4 dàn nhạc. Vấn đề duy nhất chính là việc cùng chỉnh âm 2 máy. Một trong 2 chiếc khởi động chậm hơn, và chúng tôi không thể làm cho chúng trở nên đồng bộ, điều làm cho George Martin vô cùng nản lòng." Nhà sản xuất bổ sung: "Việc đồng bộ thực ra không quá kinh khủng, và dàn nhạc đã cố gắng tự điều chỉnh từng chút một. Tuy nhiên, điều đó lại chẳng có ích gì."[11]

Hợp âm cuối

Hợp âm piano cuối cùng của ca khúc thực tế thay thế một hòa giọng thu âm từ ngày 10 tháng 2: sau khi những nghệ sĩ cổ điển rời phòng thu, The Beatles quyết định hoàn thành ca khúc bằng một hòa âm tốt, nhưng kể cả khi họ tiến hành nhiều lần ghi đè, họ kết luận rằng thực tế họ muốn một thứ âm thanh dồn nén hơn[11]. Ngày 22 tháng 2, họ tập hợp tất cả các đàn dương cầm tại phòng thu Abbey Road lại. John Lennon, Paul McCartney, Ringo Starr, George MartinMal Evans cùng nhau chơi một hòa âm giọng Mi trưởng trên 4 chiếc piano riêng biệt, thực hiện tới 9 lần trước khi đồng bộ hóa tất cả. Cuối cùng, họ có được một hợp âm mạnh rồi nhỏ dần suốt 53 giây - một hợp âm mà thực tế các kỹ thuật viên tin rằng đã kết thúc từ giây 47[11]. George Martin cũng bổ sung một hợp âm của đàn harmonium theo yêu cầu của McCartney nhằm có thêm chút màu mè cho đoạn kết. Nhà sản xuất cũng không quên thực hiện nhiều lần ghi đè cho đoạn kết này[15].

Chỉ riêng với "A Day in the Life", The Beatles cùng các cộng tác viên đã tốn tổng cộng 34 giờ thu âm, một sự tương phản rõ rệt với album đầu tay của họ, Please Please Me, khi nó chỉ được thực hiện trong vỏn vẹn 10 tiếng đồng hồ của ngày 11 tháng 2 năm 1963[16]. Bản thâu có dàn nhạc được thực hiện với lần thu thứ 6, sau đó là thứ 7. Ngày 23 tháng 2 năm 1967, phần chỉnh âm được hoàn thiện, và có tới chín bản thu nữa được thực hiện. Phần chỉnh âm cuối cùng được làm giữa bản thứ 6, thứ 7 và thứ 9[11].

Nên nhớ, chỉ có hai bản nhạc trộn của The BeatlesJohn LennonPaul McCartney chung sức hoàn thiện với cùng một ý tưởng: đó là "A Day in the Life" và "Polythene Pam"/"She Came in Through the Bathroom Window" trong medley của album Abbey Road (1969)[17].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: A Day in the Life http://bebite.ca/index.php?option=com_content&view... http://www.allmusic.com/cg/amg.dll?p=amg&sql=10:jx... http://www.allmusic.com/cg/amg.dll?p=amg&sql=33:sk... http://www.allmusic.com/cg/amg.dll?p=amg&token=&sq... http://www.chez.com/abbey/studio.html http://books.google.com/books?id=Pv9cpViY56MC&pg=P... http://www.imdb.com/title/tt0061789/ http://www.lyricsbox.com/zack-de-la-rocha-lyrics-m... http://www.lyricstime.com/devo-some-things-never-c... http://www.metrolyrics.com/a-day-in-the-life-lyric...